Phát triển bền vững kinh tế biển

Phát triển bền vững kinh tế biển
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Đóng mới tàu thuyền tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Đóng mới tàu thuyền tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
* Vẫn là tiềm năng 

Cả nước đã có 9 cảng biển và 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên đến 662.249 ha, thu hút khoảng 700 dự án do nước ngoài và trong nước đầu tư, với tổng số vốn gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ đồng. Số dân cư sống ở các vùng ven biển tăng lên rất nhanh, bao gồm hàng triệu người làm nghề vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản, dầu khí, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… Nhiều thị trấn, thị tứ, khu nghỉ dưỡng đã hình thành dọc theo chiều dài ven biển của đất nước. 
 
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Nhưng những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, bởi Chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nông ngư dân. Việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo. Nhiều địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cư dân ven biển còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững, chưa nhận thức đầy đủ ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu sự thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu vẫn là cơ chế, chính sách chưa đủ thông thoáng. 
 
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Cơ chế, chính sách đối với kinh tế biển không có gì đặc thù đáng kể so với khung chính sách chung, đều trong khuôn khổ các luật quốc gia như Luật Đầu tư, Thương mại, Hải quan...Nhưng kinh tế biển mang tính đặc thù nên cần có một cơ chế, chính sách đặc thù, khác biệt với cơ chế, chính sách chung hiện hành. Các chính sách mang tính địa phương lại cần lưu ý những quy định, chính sách phù hợp cho kinh tế biển phát triển. Trong đó cần có chính sách phát triển khoa học, chính sách bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu… Ngoài ra, hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, nâng các tiêu chuẩn này lên mức ngang với tiêu chuẩn của các nước phát triển. 
 
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Nước ta hiện có hơn 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất tương đối giống nhau, 15 khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều nên chưa hình thành được kinh tế vùng-yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao. Do đó, cần xây dựng quy hoạch phát triển không gian biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến với sự tham gia và phối hợp giữa các bên có liên quan ở tầm quốc gia cũng như khu vực. Không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện có mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai. 
 
Đóng mới tàu thuyền tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
 Đóng mới tàu thuyền tại một cơ sở đóng tàu ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu vì biển thì phải khai thác thế mạnh ở tất cả các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Cà Mau, đồng thời phát huy tốt nhất lợi thế và khắc phục nhược điểm của từng vùng kinh tế, từng địa phương để tránh lãng phí nguồn lực. 
 
Tàu phục vụ khách du lịch tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Tàu phục vụ khách du lịch tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

* Cộng hưởng đa ngành và liên vùng 

Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nghiên cứu khoa học về biển đã ghi nhận nhiều thành tựu mới, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như quản lý tài nguyên môi trường biển như mở rộng, bổ sung, điều tra khái quát tài nguyên môi trường ở nước ta; hoàn thiện điều tra khái quát vùng biển ven bờ và bước đầu mở rộng ra vùng biển xa bờ. Song để phát triển kinh tế biển được bền vững, rất cần sự cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển. 
 
Huyện đảo Cát Hải hiện có 309 hộ với 588 bè nuôi các loại thủy sản. 5 tháng đầu năm 2014, giá trị sản lượng thủy sản của huyện đạt gần 290 tỷ đồng. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Huyện đảo Cát Hải hiện có 309 hộ với 588 bè nuôi các loại thủy sản. 5 tháng đầu năm 2014, giá trị sản lượng thủy sản của huyện đạt gần 290 tỷ đồng. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển giai đoạn gần đây cho thấy, so với thời gian trước, giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến, đổi mới nhiều về tư duy và phạm vi nghiên cứu. Cụ thể trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn và động lực học biển, lĩnh vực này đã xây dựng được quy trình công nghệ dự báo hạn ngắn bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển; ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ; dự báo các quá trình thủy thạch động lực ở vùng biển ven bờ, đánh giá biến động của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. 
 
Du lịch, dịch vụ là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế biển của Cát Hải, với tỷ trọng hiện chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Du lịch, dịch vụ là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế biển của Cát Hải, với tỷ trọng hiện chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các công trình nghiên cứu về các bồn trầm tích Đệ Tam đã khái quát hoá một cách khoa học, logic về lịch sử địa chất để từ đó phục vụ đắc lực cho tìm kiếm thăm dò dầu khí. Đặc biệt, đề tài “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính – Vũng Mây” năm 2008 – 2010 lần đầu tiên đã xác định được những đặc điểm cơ bản về cấu trúc, kiến tạo, địa chất dầu khí bồn trầm tích của các khu vực này. Các hoạt động điều tra về đa dạng sinh học biển cũng được chú trọng, mở rộng nghiên cứu sinh vật biển ra vùng xa bờ, vùng nước sâu. Ngoài việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi truyền thống, còn có các hoạt động nghiên cứu, phát hiện, triển khai công nghệ khai thác tiềm năng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu, nguyên liệu công nghiệp từ sinh vật biển. 
 
Huyện đảo Cát Hải hiện có 309 hộ với 588 bè nuôi các loại thủy sản. 5 tháng đầu năm 2014, giá trị sản lượng thủy sản của huyện đạt gần 290 tỷ đồng. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 Huyện đảo Cát Hải hiện có 309 hộ với 588 bè nuôi các loại thủy sản. 5 tháng đầu năm 2014, giá trị sản lượng thủy sản của huyện đạt gần 290 tỷ đồng. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Riêng lĩnh vực nghiên cứu năng lượng, kỹ thuật công trình và công nghệ biển có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được nghiên cứu và áp dụng tại Cù Lao Chàm; tính toán khai thác năng lượng gió cho một số vùng biển, hải đảo Quan Lạn, Cô Tô... 
 
Hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế của huyện. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế của huyện. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Nước ta cũng đạt được nhiều thành tựu về công nghệ dự báo biển, công nghệ khai thác tài nguyên biển cùng với công nghệ tách chiết các hợp chất thiên nhiên trên biển phục vụ kinh tế-xã hội. Đã có số liệu đánh giá tương đối hoàn chỉnh tiềm năng nguồn lợi hải sản, khoáng sản, dầu khí trên toàn vùng biển nước ta, bao gồm cả vùng biển gần bờ và xa bờ. Xuất bản được bộ chuyên khảo “Biển Đông” gồm 4 tập và bộ “Atlas biển Việt Nam và kế cận” gồm 60 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 – 2.000.000, tuyển 8 tập các kết quả chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ biển, được coi như kết quả hoạt động điều tra khảo sát khái quát vùng biển đầu tiên của nước ta từ trước đến nay. Đồng thời đánh giá đầy đủ hơn đa dạng sinh học biển và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam; mở rộng và nâng cao nghiên cứu phục vụ xây dựng công trình và quản lý biển; phát triển được lực lượng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng, quan hệ quốc tế được mở rộng… 
 
Trung tâm hậu cần nghề cá đang được xây dựng tại xã Trân Châu, phục vụ nhu cầu đánh bắt hải sản trên Vịnh Bắc bộ. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Trung tâm hậu cần nghề cá đang được xây dựng tại xã Trân Châu, phục vụ nhu cầu đánh bắt hải sản trên Vịnh Bắc bộ. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn thiếu một chiến lược tổng quát về khoáng sản năng lượng biển, chưa xây dựng được một bản đồ về tiềm năng khoáng sản năng lượng cho toàn vùng biển một cách chính xác. Chiến lược thăm dò, khai thác dầu khí chưa thật sự rõ ràng, còn phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài. Nghiên cứu sinh vật, sinh thái vùng biển sâu và đảo xa bờ còn chậm và lúng túng, thậm chí bất lực trước yêu cầu ngăn chặn sự suy thoái nguồn lợi, các hệ sinh thái. Không những vậy, việc ô nhiễm dầu do các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển bằng các máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cũng rất đáng cảnh báo. Theo thống kê, cứ trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu thì có đến 50% là do hoạt động trên gây ra. Nghiên cứu khoa học biển cũng có nhiều đặc thù khác với những nghiên cưu trên đất liền, nhưng không phải đó là lý do để đầu tư nghiên cứu một cách lãng phí. Tại các cuộc họp liên quan đến khoa học và công nghệ biển, rất nhiều các nhà khoa học đã phải thừa nhận tình trạng này. 
 
Tàu thuyền cập cảng An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Tàu thuyền cập cảng An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
* Những giải pháp 

Thạc sĩ Vũ Ánh Tuyết, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề xuất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ biển để phát triển kinh tế biển bền vững, không chỉ dừng lại ở ngành khoa học và công nghệ biển mà đòi hỏi sự cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, quốc phòng-an ninh trên biển. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian tới phải mang tính hệ thống và kế thừa rất cao, cần đặt ra kế hoạch tổng thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, hoạch định quy mô, phạm vi cho từng giai đoạn thực hiện bởi hiện nay chúng ta chưa có khả năng, phương tiện và điều kiện để làm một cách tổng thể. Về dữ liệu biển nên làm định kỳ 5 năm một lần thật bài bản. Điều tra cơ bản phải làm đúng điểm, đúng phương tiện và lặp lại 5 năm 1 lần thì mới có sự so sánh chuẩn và cho ra dữ liệu đúng. Còn các nghiên cứu khác chỉ mang tính chất bổ sung. Phải có bộ dữ liệu chuẩn thì mới có thể “tự tin” khi bảo vệ chủ quyền của chính mình. 
 
Tàu thuyền cập cảng An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Tàu thuyền cập cảng An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu biển là rất cần thiết, trước tiên là giúp các nhà khoa học Việt Nam nhanh chóng tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới, học hỏi được kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức các công việc nghiên cứu trên biển, thu nhận các tư liệu, thông tin quan trọng do các đối tác nước ngoài cung cấp thông qua hợp tác. Hơn nữa hợp tác quốc tế cũng đồng thời góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ phức tạp và căng thẳng trên Biển Đông, giúp Việt Nam tỏ rõ thiện chí của mình trong quá trình hội nhập toàn cầu, góp phần hiện thực hóa các qui định, thỏa thuận và luật pháp quốc tế về biển.
 
Một hộ gia đình nuôi cá lồng bè tại vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Một hộ gia đình nuôi cá lồng bè tại vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cần phải thực hiện ngay một số nhóm giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển. Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng cư dân ven biển về chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vì đây là ba mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế biển, cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, địa phương và vùng lãnh thổ, có sự quản lý, tập trung của trung ương, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng và chiều sâu. 
 
Những rổ cá trên khoang tàu-sản phẩm sau một chuến đi biển của ngư dân Kiên Giang tại cảng An Thới, Phú Quốc. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Những rổ cá trên khoang tàu-sản phẩm sau một chuến đi biển của ngư dân Kiên Giang tại cảng An Thới, Phú Quốc. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội dung mới, gắn phát triển kinh tế biển với phòng ngừa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên tất cả các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng tuyến đảo, hệ thống cảng biển, đô thị ven biển, các ngành dầu khí, đóng tàu, giao thông, du lịch, khai thác nuôi trồng thủy hải sản… Đồng thời thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hoá doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển. 
 
Những rổ cá trên khoang tàu-sản phẩm từ biển của ngư dân Kiên Giang tại cảng An Thới, Phú Quốc. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Những rổ cá trên khoang tàu-sản phẩm từ biển của ngư dân Kiên Giang tại cảng An Thới, Phú Quốc. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Khẩn trương xây dựng chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, xác định và tiếp cận cho từng lĩnh vực như: Vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi… có sự tham gia của đại diện cơ quan ở địa phương, các chuyên gia kỹ thuật, tổ chức quần chúng, hộ gia đình, lập bản đồ về mối hiểm nguy, kế hoạch lưu giữ nước ngọt, áp dụng cách tiếp cận vùng để quản lý tài nguyên thiên nhiên ven biển dựa trên cộng đồng. Huy động cộng đồng tham gia vào việc kiên cố hoá đê điều, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tạo hành lang bảo vệ đê biển, ngăn ngừa nước biển dâng và nước mặn lấn sâu vào đồng ruộng. Tổ chức các tổ đoàn kết, hợp tác xã vận tải trên biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản… để có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất ứng phó với bão tố, sóng thần. 
 
Một tàu đánh bắt cá trong đêm giữa vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Một tàu đánh bắt cá trong đêm giữa vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Mở rộng hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu hút các nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển không những có trình độ chuyên môn, mà còn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%. Đề nghị Chính phủ giao cho các ngành liên quan đưa nội dung giáo dục về kinh tế biển, biến đổi khí hậu, bảo vệ chủ quyền biển đảo và chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc hệ chính quy và không chính quy./. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm