Giải pháp phát triển kinh tế biển - nhìn từ Lý Sơn

Giải pháp phát triển kinh tế biển - nhìn từ Lý Sơn
​Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lý Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện nhiệm vụ chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

 Là một trong những huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, hầu hết người dân phụ thuộc vào kinh tế biển, để phát triển kinh tế biển của Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của kinh tế biển và du lịch sinh thái biển; t iếp tục tuyên truyền và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh về chính sách phát triển kinh tế thủy sản; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015 - 2020 , định hướng đến năm 2025 . Trong đó, t ập trung xây dựng đội tàu có năng lực đánh bắt xa bờ và công nghệ hiện đại, đổi mới phương thức đánh bắt hải sản trên biển có tổ chức, theo công nghệ hiện đại, gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo của Tổ quốc; quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản ở khu vực gần bờ, nghiêm cấm triệt để tình trạng dùng thuốc nổ để khai thác hải sản; vận động, tuyên truyền các ngư dân khai thác hải sản gần bờ chuyển đổi nghề nghiệp để bảo vệ tài nguyên biển. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản hải sản ngay trên biển, hình thành đội ngũ lao động thủy sản có tay nghề cao, đội ngũ quản lý được đào tạo. Cùng với đó, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về biển, nắm chắc các Luật và quy định về biển của tổ chức quốc tế, của Việt Nam đảm bảo cho công tác quản lý của nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển, đảo; mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế về biển cho cán bộ và nhân dân… 

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Để thực hiện đạt hiệu quả các giải pháp nêu trên, tỉnh kiến nghị Trung ương cần có chủ trương đầu tư, củng cố một số đội tàu kiểm ngư kết hợp một số dịch vụ hậu cần, đánh bắt hải sản trên biển vừa mạnh, vừa bảo đảm đủ năng lực về người và phương tiện, vươn ra các vùng biển tiếp giáp để quản lý, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân hành nghề đánh bắt hải sản trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn kinh phí để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng - an ninh các đảo và vùng ven biển, chú ý một số lĩnh vực: Vũng neo đậu tàu, các dịch vụ hậu cần nghề cá, các dự án bảo tồn sinh vật biển xung quanh bờ biển, nuôi trồng thủy sản... Đồng thời tiếp tục đầu tư kinh phí củng cố hệ thống công nghệ thông tin trên biển để bảo đảm phục vụ công tác quản lý tàu thuyền, công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo của Tổ quốc. 

Huyện đảo Lý Sơn nằm án ngữ trên tuyến đường biển từ Bắc vào Nam, đồng thời là con đường ra Biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa khẩu Dung Quất. Với vị trí như trên, Lý Sơn là đơn vị hành chính có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển biển của cả nước gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc. Lý Sơn cũng đã nằm trong Quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010; Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008; Quyết định 1995/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Do vậy, Trung ương cần quan tâm ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đảo, đặc biệt là kinh tế biển, kinh tế du lịch biển đảo, tạo động lực góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc. 

Đảo Bé (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Nguồn: Báo Nhân Dân
Đảo Bé (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Nguồn: Báo Nhân Dân

 

Có thể bạn quan tâm