Để huyện đảo Vân Đồn trở thành thiên đường du lịch sinh thái biển đảo

Để huyện đảo Vân Đồn trở thành thiên đường du lịch sinh thái biển đảo
Chùa Cái Bầu- điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nằm bên vịnh Bái Tử Long thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: TTXVN
Chùa Cái Bầu- điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nằm bên vịnh Bái Tử Long thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: TTXVN

* Giàu tiềm năng nhưng khai thác chưa hiệu quả 

Vân Đồn - một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh với nhiều sản phẩm mang tính đặc thù, trong đó du lịch biển đảo là một trong những lợi thế nổi bật, riêng có, tạo nên giá trị thương hiệu của du lịch Quảng Ninh. Lợi thế về giao thông đường biển, nằm liền kề vịnh Hạ Long và nằm trên trục đường giao thông Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng theo quốc lộ 18A, Vân Đồn hội tụ nhiều tài nguyên thiên nhiên độc đáo, với trên 600 hòn đảo lớn nhỏ, có đảo đá, đảo đất, trong đó 20 đảo có người ở, hệ thống hang động đá vôi đa dạng, các bãi tắm đẹp trải dài vẫn giữ được vẻ hoang sơ. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loại quý hiếm. Hệ sinh thái rừng có 1.028 loài, hệ sinh thái biển có 881 loài, trong đó có 102 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng tự nhiên ở Vân Đồn tập trung ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long, là nơi có rừng trâm nguyên sinh độc đáo nhất Việt Nam.

Bên cạnh đó, Vân Đồn còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc qua các thời kỳ: dấu tích thành cổ nhà Mạc, nhà Nguyễn, chùa tháp xã Thắng Lợi, di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng, cụm di tích cấp Quốc gia đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn, thương cảng cổ Vân Đồn (được vua Lý Anh Tông thành lập năm 1149), lễ hội Vân Đồn, hát hò biển ở xã Thắng Lợi, hát soọng cô của người dân tộc Sán dìu xã Bình Dân… Ngoài ra, Vân Đồn còn có nhiều làng nghề mang đậm truyền thống văn hóa vùng biển Bắc bộ như chế biến nước mắm, nuôi trồng, chế biến các loại hải sản, trồng cây chuyên canh… 

Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo lớn là vậy nhưng trên thực tế khai thác chưa hiệu quả. Mặc dù các bãi tắm biển và các khu đất phát triển du lịch được giao cho các doanh nghiệp đầu tư đã lâu nhưng sự đầu tư của các doanh nghiệp này chưa xứng tầm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của huyện Vân Đồn cũng như kỳ vọng của chính quyền, nhân dân địa phương... 

* Nỗ lực hành động 

Quảng Ninh đã hoàn thành công trình đầu tư 1.000 tỷ đồng đưa điện lưới quốc gia tới tất cả 5 xã đảo của Vân Đồn gồm Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi. Đây chính là bước đi quan trọng nhất, đặt nền móng cho Vân Đồn khởi động hàng loạt các dự án hạ tầng khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. 

Ông Hoàng Đức Hưng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải - đơn vị quản lý khu nghỉ dưỡng cao cấp Vân Hải trên đảo Quan Lạn cho biết: Có điện, việc phát triển du lịch trên đảo thuận lợi hơn, doanh nghiệp đầu tư tốt hơn cho hạ tầng du lịch; giá dịch vụ giảm nhưng chất lượng dịch vụ tăng nên năm qua lượng khách du lịch đến với đảo Quan Lạn tăng cao. Ông Hưng cho biết thêm mới đây, đường xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn hoàn thành nên việc đi lại của khách du lịch trên đảo thuận lợi, an toàn hơn trước, càng đem lại sự hài lòng của khách du lịch khi nghỉ dưỡng trên đảo xa này. 

Năm 2015, một loạt các dự án hạ tầng giao thông khởi động như dự án nâng cấp, sửa chữa đường 334, đường vào khu công viên phức hợp Cái Bầu, cảng du lịch Cái Rồng (có bãi đỗ xe du lịch), đường xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn, hồ chứa nước Lòng Dinh. Vân Đồn chủ động tạo quỹ đất sạch để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển xây dựng các công trình trọng điểm có tính chất động lực cho phát triển Khu Kinh tế Vân Đồn như: Dự án Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, trong đó có hạng mục casino; dự án tuyến đường giao thông trục chính nối các khu chức năng chính Khu kinh tế Vân Đồn, d ự án sân golf, nâng cấp cải tạo đường 334, đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái giai đoạn I đi qua Vân Đồn, dự án đ ường từ Khu tái định cư xã Vạn Yên đến Khu công viên phức hợp phía Đông đảo Cái Bầu ... 

Hiện nay, nhà đầu tư Sungroup đang đẩy mạnh việc triển khai xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Quảng Ninh tại Vân Đồn. Ông Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn thông tin: Dự kiến đến năm 2017, sân bay Vân Đồn có thể đi vào hoạt động, cùng với đó vào tháng 6/2016 này, tuyến đường giao thông trục chính nối các Khu chức năng chính Khu kinh tế Vân Đồn sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác. Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn nối với đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng – Hà Nội, khi đó Vân Đồn sẽ có được mạng lưới giao thông thuận lợi phục vụ tốt cho phát triển du lịch. 

Nhờ có sự đầu tư đúng hướng, du lịch huyện Vân Đồn đã có nhiều chuyển biến tích cực và đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinh tế địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nhận thức cộng đồng dân cư bước đầu được nâng lên. Qu í 1/2016 tổng lượng khách đến Vân Đồn ước đạt 359.000 lượt, đạt 39% so với kế hoạch, tăng 35% so với cùng kỳ. Hiện nay, t oàn huyện hiện có 127 cơ sở lưu trú du lịch, với 1.703 phòng, trong đó 11 cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn từ 1-2 sao, trên 50 tàu vận chuyển khách du lịch. 


* Phát triển du lịch bền vững theo hướng hiện đại 

Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn Mạc Thành Luân cho biết: Trong các quyết định của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh Quảng Ninh về quy hoạch xây dựng Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đều khẳng định "Khu Kinh tế Vân Đồn trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và đầu mối giao thương quốc tế theo hướng tập trung, phát triển nhanh du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế". 

Về đường hướng, du lịch Vân Đồn sẽ phát triển bền vững theo hướng hiện đại để trở thành điểm đến "hấp dẫn - sang trọng - mới lạ”. Phát triển du lịch đi đôi với việc khai thác tối đa các đối tượng để tạo ra sản phẩm du lịch, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hang động các di tích văn hoá, di tích lịch sử đồng thời phải coi trọng công tác bảo vệ, tu bổ cải tạo, nâng cấp; giữ được cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy các thuần phong mỹ tục, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. 

Vân Đồn sẽ m ở rộng không gian liên kết phát triển du lịch với các địa phương như huyện đảo Cô Tô và thành phố Cẩm Phả, Hạ Long để khai thác tốt nhất về tiềm năng thế mạnh của vịnh Bái Tử Long gắn với vịnh Hạ Long. Vân Đồn phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón trên 1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 40%; t ừ năm 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 14%/năm. Doanh thu xã hội từ du lịch năm sau cao gấp 1,5 lần so với năm trước. Phấn đấu đến 2020 cơ cấu dịch vụ - du lịch chiếm 44,3% . 

Vân Đồn được q uy hoạch với 4 cụm du lịch tập trung, bao gồm: cụm du lịch trung tâm đảo Cái Bầu, cụm đảo Trà Bản, cụm du lịch Quan Lạn – Minh Châu, cụm du lịch Ngọc Vừng – Thắng Lợi. Theo Phó Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh Trịnh Văn Hồng: Xây dựng Vân Đồn là trung tâm du lịch lớn với chức năng chủ yếu , đó là trung tâm du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp quốc gia và quốc tế, gồm hệ thống nhà nghỉ cao cấp, nhà nghỉ chất lượng cao, các trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Các đảo phía Tây như Ngọc Vừng, Vạn Cảnh, Phượng Hoàng, Thắng Lợi, Thẻ Vàng xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển hiện đại thấp tầng, đạt tiêu chuẩn 4-5 sao . Cùng với đó là d u lịch thể thao và vui chơi giải trí biển, lặn biển, câu cá, du lịch mạo hiểm; dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng; du lịch văn hóa, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn; du lịch gắn với nông nghiệp bằng cách kết hợp du lịch nghỉ dưỡng tắm biển với việc tham quan đồng ruộng, vườn rừng, phương thức sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện tham gia sản xuất, sinh hoạt cùng nông dân. 

Có thể bạn quan tâm