Tái hiện Lễ cúng bến nước của đồng bào Gia Rai

Tái hiện Lễ cúng bến nước của đồng bào Gia Rai
Già làng bàn bạc với dân làng ở nhà Rông để chuẩn bị tổ chức Lễ cúng bến nước. Ảnh: Nam Sương
Già làng bàn bạc với dân làng ở nhà Rông để chuẩn bị tổ chức Lễ cúng bến nước. Ảnh: Nam Sương

Từ ngàn đời nay, trong suy nghĩ của đồng bào dân tộc Gia Rai, hình ảnh bến nước gần gũi và thiêng liêng. Bến nước là tặng phẩm của thiên nhiên (thiên nhiên của họ là Thần), họ nhờ thần gột rửa bụi đất của nương rẫy để mỗi bước lên nhà sàn là mọi nhọc nhằn tan biến. Ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng, xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ pơ thi là để người ta vĩnh biệt bến nước. Tình yêu đôi lứa luôn có bến nước vun đắp, làm lãng mạn hơn, son sắc hơn nên họ cũng thường trao cho nhau những chiếc vòng đính hôn nơi bến nước. Bến nước cũng là nơi rửa sạch bụi trần của tự nhiên, thanh lọc tâm hồn con người, trả con người lại cho sự tinh khiết của tình làng.
 
Dân làng mang lễ vật ra bến nước để thực hiện lễ cúng. Ảnh: Nam Sương
Dân làng mang lễ vật ra bến nước để thực hiện lễ cúng. Ảnh: Nam Sương

Người Gia Rai tin rằng ở mỗi khúc sông có một vị thần cai quản. Những vị thần cai quản sông nước được người Gia Rai gọi chung là Yang Ia. Cầu Yang Ia ban nguồn nước dồi dào để phục vụ canh tác, sản xuất mùa vụ bội thu, dân làng được ấm no, khỏe mạnh.
 
Mọi người cùng xếp hàng dọc để ra bến nước. Ảnh: Hoàng Tâm
Mọi người cùng xếp hàng dọc để ra bến nước. Ảnh: Hoàng Tâm 

Khi mùa màng đã được thu hoạch, những cơn mưa đầu mùa chớm đến, già làng họp dân làng tại nhà Rông để chuẩn bị lễ cúng bến nước. Già làng phân công thanh niên khéo tay vào rừng lấy thân cây lồ ô chuẩn bị làm cây nêu, những thanh niên khỏe mạnh phát quang cỏ dại, làm bậc thang dẫn xuống bến nước, thông báo tới dân làng biết ngày tổ chức làm lễ cúng để người dân chuẩn bị thu xếp thời gian góp vui, góp công, góp rượu… tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà để cùng nhau thực hiện nghi thức chung của cả dân làng.
 

Lễ vật để cúng gồm lợn, gà được thui qua lửa để làm lông chứ không dùng nước sôi như bình thường. Ảnh: Nam Sương
Lễ vật để cúng gồm lợn, gà được thui qua lửa để làm lông chứ không dùng nước sôi như bình thường. Ảnh: Nam Sương 

Địa điểm tổ chức tại khu bến nước của làng, đây được xem là nguồn nước chính để phục vụ sinh hoạt cho cả cộng đồng làng, là không gian linh thiêng được thần linh (Yang Ia) ban tặng trong quá trình lập làng. Họ làm giàn cúng bằng cây le, rào xung quanh giọt nước để ngăn không cho gia súc xuống uống nước, phá phách.

Lễ vật cúng gồm: 1 con lợn, 1 con gà, ghè rượu.
 
Lễ vật cúng được rửa sạch bằng nước lấy tại bến nước. Ảnh: Hoàng Tâm
Lễ vật cúng được rửa sạch bằng nước lấy tại bến nước. Ảnh: Hoàng Tâm 

Trước nghi lễ, già làng dùng vật cứng đập lợn và gà. Sau đó thanh niên trong làng tiến hành mổ bụng, moi gan các con vật ngay cạnh giọt nước để làm lễ vật dâng Yang Ia. Sau đó đồng bào bài trí lễ vật trong lá chuối gồm thịt heo, gà cắt phần gan chia nhỏ ra mỗi thứ một ít, phần thịt để cúng này để bên cạnh ghè rượu và ly bằng lồ ô. Sau khi bài trí xong, thầy cúng lấy nước bằng lồ ô đổ xuống ghè và bắt đầu khấn.
Già làng bắt đầu làm lễ cúng. Ảnh: Nam Sương
Già làng bắt đầu làm lễ cúng. Ảnh: Nam Sương 
 
Gan gà được chia thành những phần nhỏ để cúng thần. Ảnh: Nam Sương
Gan gà được chia thành những phần nhỏ để cúng thần. Ảnh: Nam Sương 
 
Già làng thực hiện nghi thức cúng tại giàn cúng. Ảnh: Nam Sương
Già làng thực hiện nghi thức cúng tại giàn cúng. Ảnh: Nam Sương 
 
Già làng là người đầu tiên uống rượu cần. Ảnh: Nam Sương
Già làng là người đầu tiên uống rượu cần. Ảnh: Nam Sương 

Kết thúc lời khấn già làng dùng một que nhỏ khơi thông những cặn bẩn, sau đó người giúp việc cho già làng nhận lấy quả bầu khô lấy nước đổ vào ghè rượu.Già làng là người đầu tiên uống rượu cần sau đó dân làng mới uống, chung vui và cùng lấy nước về nhà.
 
Mọi người lần lượt uống rượu cần, ăn những lễ vật cúng để lấy may. Ảnh: Hoàng Tâm
Mọi người lần lượt uống rượu cần, ăn những lễ vật cúng để lấy may.
Ảnh: Hoàng Tâm 

 
Phụ nữ trong làng cùng nhau lấy những bầu nước mát lành tại bến nước. Ảnh: Nam Sương
Phụ nữ trong làng cùng nhau lấy những bầu nước mát lành tại bến nước.
Ảnh: Nam Sương
 
Mọi người cùng vui đùa, té nước để tận hưởng dòng nước mát. Ảnh: Hoàng Tâm
Mọi người cùng vui đùa, té nước để tận hưởng dòng nước mát.
Ảnh: Hoàng Tâm 

Lễ cúng bến nước mang một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Gia Rai. Lễ cúng bến nước còn là cầu mong cho cây cối, hoa màu phát triển tốt tươi, sâu bọ không phá hoại mùa màng, cầu mong cho nguồn nước dồi dào quanh năm để phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân.
 
Lễ cúng bến nước mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Gia Rai. Ảnh: Hoàng Tâm
Lễ cúng bến nước mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Gia Rai. Ảnh: Hoàng Tâm 

Sau lễ cúng, mọi người cùng vui vẻ với những tiết mục văn nghệ đặc trưng của dân tộc mình. Ảnh: Nam Sương
Sau lễ cúng, mọi người cùng vui vẻ với những tiết mục văn nghệ đặc trưng của dân tộc mình. Ảnh: Nam Sương 

Đồng bào Tây Nguyên đã tạo dựng cho mình một nét văn hóa đẹp từ bến nước và họ giữ gìn bến nước cũng như giữ gìn hồn mình, buôn làng mình.

Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm