Lễ “Thứ sáu xoay vòng” của người Chăm Bà-ni

Lễ “Thứ sáu xoay vòng” của người Chăm Bà-ni
Tuy nhiên, lễ Suk Yơng  có sự khác biệt nhất định, mang tính khu vực và có vài thay đổi ngày tháng ở các địa phương khác nhau, tùy điều kiện xã hội ở mỗi palei trong khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ông Chế Quốc Minh, một nghệ nhân trống Ginăng ở làng Lạc Trị - Tuy Phong (Bình Thuận), lí giải về Suk Yơng: “Ở Bình Thuận, người Chăm thuộc hệ tín ngưỡng Bà-ni cũng có lễ Suk Yơng đặc trưng. Khác với Phan Rang (Ninh Thuận) cứ mỗi 3 năm diễn ra một lần, ở Tuy Phong  năm nào bà con cũng tổ chức Suk Yơng. Tại các palei không có nhiều Pô Acar (thầy Chan) như Bami (Phò Trì, chỉ có hai Pô Acar), hay có ít thánh đường như Ma Lâm (Pajai) hay Tánh Linh (Pacam), các chức sắc tổ chức Suk Yơng rất linh hoạt và luôn đúng vào thứ sáu. Riêng Bắc Bình có đến 6 thánh đường, nên bổn đạo có điều kiện để dễ “xoay vòng” hơn. Lễ Suk Yơng ở Bắc Bình, trước hết bắt đầu từ thôn An Bình (Dik), rồi Hậu Quách (Panat), Minh Mị (Ia Mưmih), Cảnh Diễn (Cakak), Châu Hanh (Caraih), để cuối cùng kết lại tại Thanh Kiết (Nhjar). Còn ở Tuy Phong, Suk Yơng tùy thuộc vào quyết định của Pô Gru làng Vĩnh Hanh (Karang). Thường thì lễ được tiến hành sau Suk Yơng ở Bắc Bình một tuần”.
 
Lễ Suk Yơng - một lễ lớn và quan trọng của người Chăm Bà-ni
Lễ Suk Yơng - một lễ lớn và quan trọng của người Chăm Bà-ni
Riêng Ninh Thuận, Suk Yơng là dịp để quý thầy Acar (tu sĩ nhóm Chăm Awal) kiểm điểm những sai trái cùng các vấn đề nảy sinh trong đạo giáo từ chức sắc cho đến tín đồ trong việc thực hiện nghi lễ, cúng bái, sinh hoạt của tôn giáo tại các thánh đường, đền tháp. Ngoài ra, sự chênh lệch lịch pháp, hay một số vấn đề xã hội khác cũng cần được bàn bạc, điều chỉnh. Đây còn là cơ hội để bổn đạo đưa ra những cách giải quyết thiết thực, cụ thể và đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động tôn giáo trong 3 năm tới.

Ở Ninh Thuận, mở đầu phần lễ, một màn múa truyền thống đón chào khách là điều không thể thiếu trong hầu hết lễ hội của người Chăm. Tiếp đến vào phần lễ cuộc họp bàn của các chức sắc. Phần sau cùng để kết thúc ngày lễ Suk Yơng là nghi thức dâng mâm lễ vật lên Pô Acar. Trước tiên là dâng mâm chè (xalau abu), kế đến là mâm cơm lễ gồm có đầy đủ các món và luôn luôn có một dĩa cơm được đơm cao và tròn.

Cùng hòa vào lễ Suk Yơng, ngoài các chức sắc Chăm Bà-ni  của 7 thánh đường,  còn  có người Chăm Bà-la-môn đến góp mặt. Bởi một số vấn đề xã hội  cần có sự bàn bạc  của đại diện hai tôn giáo, mới có thể giải quyết thỏa đáng. Điều này còn nói lên sự hòa hợp đầy tình thân ái của hai tôn giáo trong cộng đồng Chăm hiện nay.
Theo baobinhthuan.com.vn

Có thể bạn quan tâm