Hoa cau trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ

Hoa cau trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ
Hoa cau được tách khỏi thân cây, nguyên vẹn trong tiếng nhạc và tiếng tụng kinh của vị Achar
Hoa cau được tách khỏi thân cây, nguyên vẹn trong tiếng nhạc và tiếng tụng kinh của vị Achar 

Vị Achar tách bẹ cau và thận trọng xòe từng nhánh hoa trắng
Vị Achar tách bẹ cau và thận trọng xòe từng nhánh hoa trắng 

Hoa cau nằm trong bẹ, được bao bọc không một loài ong bướm nào có thể chạm vào hoa.

Hoa cau trắng một màu thánh thiện và tượng trưng cho trinh tiết của cô gái sắp về nhà chồng.

Hoa cau thơm mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào như hương tình yêu đôi lứa.

Vị Achar rắc hoa cau lên người đôi trai gái cùng lời chúc hạnh phúc mãi mãi
Vị Achar rắc hoa cau lên người đôi trai gái cùng lời chúc hạnh phúc mãi mãi 

Hoa cau kết nhau như chuỗi hạt ngọc biểu thị sự tôn kính Phật và hàm ơn đấng sinh thành.

Mẹ của cô dâu thận trọng kết từng chùm hoa cau
Mẹ của cô dâu thận trọng kết từng chùm hoa cau 

Tục “hoa cau trong ngày cưới” tương truyền từ chuyện 4 người cùng giành phần cưới cô gái nhưng Bồ Tát phân xử rạch ròi: người làm cha, làm mẹ, kẻ làm anh, chị và người sau hết làm chồng.

Hoa cau được gói trong giấy đỏ dưới gốc cây cau trước khi đưa sang nhà gái
Hoa cau được gói trong giấy đỏ dưới gốc cây cau trước khi đưa sang nhà gái 
Vì thế, khi vị Achar tách bẹ hoa cau là thời khắc đôi trai gái được thừa nhận là vợ chồng…

Có thể bạn quan tâm