Đám cưới truyền thống của người Jrai

Đám cưới truyền thống của người Jrai
Trao vòng đính hôn cho cô dâu, chú rể
Trao vòng đính hôn cho cô dâu, chú rể
Ngày “bắt chồng”, nhà gái mang cặp gà hoặc con lợn (heo), thậm chí là con bò sang nhà trai làm lễ với sự chứng kiến của cha mẹ hai bên. Già làng khấn thần sông, thần núi, thần lửa theo nghi lễ của người J’rai.
Già làng thực hiện nghi thức cô dâu, chú rể mời nhau xôi, thịt gà
Già làng thực hiện nghi thức cô dâu, chú rể mời nhau xôi, thịt gà
Cô dâu, chú rể trong trang phục dân tộc lộng lẫy trao cho nhau chiếc vòng cầu hôn làm bằng đồng, coi đó là sự kết duyên bền chặt.
Đôi vợ chồng trẻ mời người dự cưới uống rượu mừng hạnh phúc
Đôi vợ chồng trẻ mời người dự cưới uống rượu mừng hạnh phúc
Kết thúc nghi lễ, người chồng chưa được về nhà vợ ngay mà phải ở tại nhà Rông của làng, có thể là 1 - 2 tháng, thậm chí là 3 tháng. Sau một thời gian người vợ có đủ lòng tin thì mới “bắt chồng” đưa về nhà sống chung.
Nghi thức rửa tay cho chú rể nhằm rửa sạch bụi trần trước khi cô dâu, chú rể có cuộc sống mới
Nghi thức rửa tay cho chú rể nhằm rửa sạch bụi trần trước khi cô dâu, chú rể có cuộc sống mới
Người Jrai có nhiều họ, như Rơ Chăm, Rơ Ma, Siu, Puil… Người con gái lựa chọn chồng phải khác họ.
Đôi vợ chồng trẻ trao nhau chén rượu nồng
Đôi vợ chồng trẻ trao nhau chén rượu nồng
Theo quan niệm của đồng bào, nếu như “bắt chồng” cùng họ thì Yàng sẽ phạt như không có con, hay đau ốm, bệnh tật…

Có thể bạn quan tâm