Đặc sắc Lễ cúng thần lúa

Đặc sắc Lễ cúng thần lúa
“Ơ Yàng! Hỡi các vị thần đất, thần sông, thần núi, thần mây, thần mưa…, hỡi các vị tổ tiên! Rẫy đã phát rồi, mùa màng sắp trỉa, mong cho hạt lúa cùng các loại cây trồng ngô, khoai... được nảy mầm tươi tốt. Nhờ thần đất, thần núi…, thần mưa cùng các vị tổ tiên cho nắng gió vừa phải, mưa thuận gió hòa để cây cối phát triển tốt tươi, mùa màng bội thu cả rẫy đầy lúa. Ơ Yàng!”.
 
Chủ lễ thực hiện nghi thức cúng tại ché rượu cần. Mâm cúng trong Lễ cúng giống lúa. Nghi thức cúng tại mâm lễ.
Chủ lễ thực hiện nghi thức cúng tại ché rượu cần.

Chủ lễ thực hiện nghi thức cúng tại ché rượu cần. Mâm cúng trong Lễ cúng giống lúa. Nghi thức cúng tại mâm lễ.
Mâm cúng trong Lễ cúng giống lúa.

Chủ lễ thực hiện nghi thức cúng tại ché rượu cần. Mâm cúng trong Lễ cúng giống lúa. Nghi thức cúng tại mâm lễ.
Nghi thức cúng tại mâm lễ.

Trong tâm thức của đồng bào dân tộc Ê Đê, để có cuộc sống ấm no, phải nâng niu giống lúa, cây lúa và thực hiện nhiều nghi lễ cúng tế liên quan đến vòng đời cây lúa. Cây lúa không chỉ là lương thực mà còn là nguồn sống thiêng liêng, là thần linh che chở cho cuộc sống con người được ấm no, hạnh phúc. Với lễ cúng thần lúa, người Ê Đê cầu mong các vị thần đất, thần nước, thần mưa... cho giống lúa khỏe mạnh, cây cối lên nhanh, mưa thuận gió hòa, lúa về trĩu hạt và bội thu.

Người dân các dân tộc Ê Đê trên dải đất Tây Nguyên nắng gió có tập tục cúng vòng đời cây lúa hết sức đặc sắc. Họ thờ cúng thần lúa với niềm tôn kính thiết tha. Đây là nghi lễ quan trọng giàu bản sắc của người dân Ê Đê được giữ gìn trong các nghi lễ nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Phụ nữ là những người đầu tiên được mời uống rượu sau khi nghi lễ kết thúc.
Phụ nữ là những người đầu tiên được mời uống rượu sau khi nghi lễ kết thúc.

Lễ cúng thần lúa của người Ê Đê được tổ chức tại mỗi gia đình. Đây là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời cây lúa, sau giai đoạn đầu tiên cúng rẫy để chuẩn bị đất cho vụ mùa. Lễ cúng được tiến hành long trọng, tại gian khách của nhà dài. Lễ vật cúng gồm: con gà, một ché rượu, 1 bát tiết gà hòa rượu, hạt lúa giống, giống cây trồng, 1 ống bằng nứa, 2 cây chọc tỉa lúa, cuốc, ghè rượu. Chủ lễ ngồi khấn trước các ché rượu và các đồ lễ vật tế bên cạnh cây nêu. Tại nghi thức này, chủ lễ hòa bát tiết gà hiến tế với rượu cần và khấn thần lúa cùng các vị thần mưa, thần sông, thần gió... về chứng giám buổi lễ.
 
Diễn tấu chiêng tre sau nghi lễ.
Diễn tấu chiêng tre sau nghi lễ.

Sau khi khấn xong tại ché, chủ lễ tiến hành khấn lần 2 tại mâm cúng. Mâm cúng bao gồm một bát tiết gà hòa rượu, một con gà luộc chín, giống lúa và các giống cây trồng khác. Nội dung lời khấn cầu thần lúa, các thần mưa, gió… phù hộ cho mưa thuận gió hòa, hạt lúa, mùa màng tươi tốt. Chủ lễ ngồi bên mẹt hạt giống, tay cầm bát đựng huyết gà hòa với rượu, miệng khấn cầu các thần. Khấn xong, ông tưới rượu lên các cây gậy chọc lỗ, ống đựng lúa giống và các loại hạt giống.
 





Lễ cúng thần lúa là một trong những nghi lễ bắt buộc trong nông lịch của người Ê Đê và cũng là nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê đã được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đăk Lăk phục dựng để bảo tồn.
Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm